Quy trình sản xuất nhôm thanh định hình
Quy trình sản xuất nhôm thanh định hình của nhà máy nhôm
Để cho ra đời những thanh nhôm định hình đạt tiêu chuẩn về cơ bản sẽ phải thực hiện 3 bước chính như sau:
- Kiểm tra chất lượng vật liệu nghiêm ngặt
- Thực hiện quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn
- Kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
Sau khi hoàn tất, nhôm sẽ được đóng gói và dán nhãn hiệu cụ thể theo từng lô sản xuất và cung cấp cho thị trường. Quy trình sản xuất nhôm thanh định hình của nhà máy của nhôm được thực hiện một cách cụ thể như sau:
Bước 1: Nhập nguyên liệu thô hay còn gọi là phôi nhôm
Lựa chọn nguyên liệu là một trong những bước quan trọng để có thể thu được sản phẩm chất lượng. Nguyên liệu ban đầu được sử dụng là nhôm dạng thỏi thô, được gọi là phôi nhôm, đây là một dạng hợp kim của nhôm và các nguyên tố khác như Silic, magie, mangan, đồng, thiếc…
Bước 2: Kiểm tra chất lượng nhôm trước khi đun nóng
Hợp kim thường được sử dụng trong quá trình sản xuất nhôm thanh định hình là 6063 và 6061. Nguồn nguyên liệu này thường được nhập khẩu chủ yếu từ Malaysia, Thái Lan, Australia, Nhật Bản…
Phôi nhôm sau khi lựa chọn sẽ được tiến hành kiểm tra và đồng hóa bằng thiết bị để lựa chọn ra phôi nhôm đạt tiêu chuẩn để có thể thu được thanh nhôm đạt chất lượng cao.
Bước 3: Thiết kế bản vẽ nhôm định hình
Tại công ty , bản vẽ nhôm định hình được thiết kế bởi đội ngũ kĩ sư chuyên nghiệp. Mục đích của việc làm này là tìm ra dòng sản phẩm thiết kế cao cấp đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Bản vẽ nhôm thanh phải đạt tiêu chuẩn về chất lượng, nguyên liệu, an toàn, đảm bảo tính chất sử dụng.
Bước 4: Kiểm tra khuôn đúc
Khuôn đúc là thiết bị bắt buộc phải có trong quá trình đùn nhôm, khuôn đúc phải dựa trên tiêu chí bản vẽ chuẩn. Khuôn nhôm sẽ đảm bảo cho quá trình đùn nhôm một cách an toàn và chính xác. Khuôn đùn phải có khả năng chịu nhiệt và nhôm lấy ra được dễ dàng.
Bước 5: Đùn ép nhôm
Sau khi đã thực hiện việc lựa chọn các phôi nhôm đảm bảo, các phôi nhôm sẽ được cắt nóng. Sử dụng nhiệt khoảng 430 – 450 độ để cắt thành các đoạn phôi nhôm có chiều dài phù hợp với mục đích sản xuất.
Trước khi thực hiện quá trình đùn ép cần thực hiện việc kiểm tra khuôn đúc đảm bảo đúng mẫu. Tùy theo nhu cầu, mục đích sử dụng khuôn đúc sẽ có kích thước và thiết kế khác nhau. Quá trình đúc phôi nhôm nguyên chất sẽ được thực hiện ở nhiệt độ 600oC.
Bước 6: Kiểm tra thành phần sau khi đùn ép
Phôi nhôm sau khi được đùn ép qua khuôn sẽ được tiến hành phân tích để lựa chọn ra các sản phẩm đạt yêu cầu, sau đó sẽ được cắt thành từng đoạn nhỏ dài 6m.
Bước 7: Xử lý độ cứng thanh nhôm
Các thanh nhôm sau khi qua quá trình đùn ép tương đối mềm và chúng sẽ được đưa vào lò Hoá già nhằm tăng độ cứng cho thanh nhôm. Công đoạn này sẽ được thực hiện trong khoảng 4 tiếng nhiệt độ giao động khoảng 180 – 220 độ C. Tuỳ vào yêu cầu của từng dòng sản phẩm để tạo ra các độ cứng phù hợp trong khoảng 10 – 15 HW.
Bước 8: Xử lý bề mặt
Nhôm thanh sau khi đùn ép và xử lý các công đoạn cơ bản cần thiết nếu đạt tiêu chuẩn về kích thước, thành phần, độ cứng sẽ được xử lý bề mặt nhằm tăng độ bền, chống oxy hóa cho sản phẩm. Sau khi đã đạt tiêu chuẩn về chất lượng, thành phần, độ cứng sẽ được bước vào công đoạn xử lý bề mặt tẩy rửa và cromat. Đây chính là bước cuối cùng trước khi tạo ra một thanh nhôm hệ hoàn chỉnh.
Quy trình được thực hiện cụ thể như sau:
Sơn tĩnh điện
Đây là phương pháp xử lý bề mặt nhôm rất phổ biến, thanh nhôm sẽ được sơn một lớp nền bằng sơn tĩnh điện trước khi đóng rắn. Sau đó một lớp bột nền sẽ được phủ trên các vật liệu nhôm định hình để tăng cường độ kết dính. Profile nhôm được đặt trong lò đóng rắn khoảng 10 phút, ở nhiệt độ khoảng 200 độ C. Khi thanh hôm được lấy ra khỏi lò đóng rắn sẽ được để nguội để chuẩn bị cho quá trình thăng hoa.
Thăng hoa (In hoa văn sau khi sơn tĩnh điện)
Lớp phủ hiệu ứng gỗ được áp dụng bằng cách bao phủ toàn bộ chiều dài thanh của profile nhôm sơn trong một túi đặc biệt có in hoa văn gỗ mong muốn trên đó.
– Màng bọc: Một màng có hoa văn trang trí (vân gỗ) sẽ được bọc xung quanh thanh nhôm định hình.
– Loại bỏ không khí: bước tiếp theo, không khí sẽ được hút ra khỏi túi và ép tay dọc theo toàn bộ biên dạng của thanh nhôm
– Đóng rắn: Các đùn đã bọc được đưa vào lò đóng rắn, ở nhiệt độ 200 độ C, các vân gỗ sẽ được chuyển từ màng bọc sang nhôm.
– Làm nguội: Máy ép được kéo ra khỏi lò và lấy màng phim ra khi hết thời gian thiết lập. Hiệu ứng vân gỗ được chuyển từ mực trong túi bao phủ sang mặt cắt sơn tĩnh điện.
Kỹ thuật sơn tĩnh điện và phủ phim vân gỗ giúp mang lại vẻ đẹp tự nhiên cho các sản phẩm nhôm thanh định hình đồng thời giúp tăng độ bền cho thanh nhôm.
Bước 9: Kiểm tra
Việc kiểm tra là hết sức cần thiết nhằm xác định thanh nhôm định hình có đạt tiêu chuẩn để đưa vào sử dụng hay không. Sản phẩm sẽ trải qua quá trình kiểm tra về chất lượng, độ bền, màu sắc để có kết luận. Đồng thời loại bỏ các sản phẩm có vấn đề như: lệch màu, hư hỏng, sai tỉ lệ…
Nhôm định hình phải đảm bảo 3 tiêu chí cơ bản: màu sắc, chất lượng và độ bền. Các sản phẩm bị loại bỏ thường gặp các vấn đề: màu lệch, hư hỏng, đúc khuôn không theo tỷ lệ. Sau khi hoàn tất quá trình kiểm tra, đánh giá các sản phẩm sẽ được đưa vào kho nhà máy và phục vụ cho quá trình phân phối sản phẩm tiếp theo.
Quá trình kiểm tra hoàn tất các sản phẩm đạt yêu cầu sẽ được chứng nhận và chuyển sang kho để đóng gói và phân phối ra thị trường.
Nhận xét
Đăng nhận xét